Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

Câu chuyện & suy tư 08

Bình chọn:
{[['']]}

1. CẦN MỘT THẦN TÍCH

Chúng sinh họp mặt đông đủ hướng về Đấng tạo hóa, nói:
- "Cho chúng con một thần tích, như thế chúng con mới tin Ngài là Thiên Chúa chân chính".
- "Các ngươi muốn thần tích như thế nào?"- Đấng tạo hóa buồn, thương hại nhìn mọi người, nói tiếp: "Các người có biết, các tinh tú làm thế nào mà phát sáng chăng ? Hoa lan làm thế nào mà nở rộ chứ ? Hạt giống vì sao nảy mầm ? Trẻ con trưởng thành như thế nào...? Dòng suối nhỏ chảy ra biển lớn rồi tiếp tục quay về nơi nguồn gốc của nó; cá hồi chó đi ngược dòng sông lớn trở về nơi sinh trưởng của nó...
Một đời đi qua, một đời lại đến, các ngươi có mắt nhưng nhìn không thấy; có tai nhưng nghe không được, tâm hồn lại bị mỡ lợn bịt kín, cái gì cũng không cảm nhận được sao?"
Suy tư:
Không một học sinh nào đòi coi bằng cấp của thầy cô giáo, chỉ có những người hay ghen và kiêu căng mới làm như thế, vì trên lãnh vực chuyên môn, kiến thức của trò không hơn thầy.
Người Do Thái và các thượng tế, biệt phái đòi Chúa Giê-su làm một dấu lạ để họ tin vào Ngài là Đấng Messia, nhưng Ngài chẳng có làm một dấu lạ nào.
Mà thực ra, Chúa Giê-su đã làm nhiều dấu lạ: người chết sống lại, người què biết đi, người câm nói được, người điếc nghe được, và dấu lạ vĩ đại nhất chính là sự sống lại của Ngài.
Hơn hai ngàn năm qua, thế gian vẫn còn đòi Thiên Chúa làm phép lạ.
Có những Ki-tô hữu cũng đòi Ngài làm phép lạ.
Trong cuộc sống của mình, cũng có lúc chúng ta đòi Chúa Giê-su làm phép lạ:
- Khi buồn thì xin phép lạ cho gặp sự vui.
- Khi thất vọng thì xin Ngài phép lạ cho được hy vọng.
- Làm ăn thua lỗ, thi rớt cũng xin Ngài làm phép lạ...
Cái gì cũng xin phép lạ, mà bản thân việc gì cũng chẳng mó tới, học hành thì biếng nhác, làm việc thì sợ khổ, Chúa đâu làm phép lạ cho những người ấy!
Phép lạ, kỳ tích trước hết phải do chính nơi bản thân của mình nổ lực làm, nổ lực học hành, phải hăng say vui vẻ chu toàn bổn phận thì Chúa mới ban ơn, ban phương tiện cho chúng ta chứ, đó chính là Chúa ở trong chúng ta và cùng làm việc với chúng ta vậy!
Trở lại mục lục bài viết

2. CUỘC ĐỜI CỦA SEN

Thời gian như bay, sen bắt đầu già. Sen thấy hồng nhan thay sắc, da dẻ dần dần mất đi vẻ bóng mịn; sen cho là tài hoa không trở lại, cuộc đời như bóng ngã về tây, cảm thấy bi ai sợ hãi. Lẽ nào cuộc sống kết thúc không tiếng tăm, không hơi thở như thế này sao? Đâu là những vẽ vang ? Đâu là những tiếng vỗ tay ?
Nó cầu cứu với Đấng tạo hóa, Ngài nhìn nó dịu dàng nói:
- "Này con, đây là con đường mà mỗi sinh mệnh phải đi qua".
Sen vẫn phản kháng đến cùng:
- "Nhưng không phải Ngài nói sinh mệnh là vĩnh hằng sao?"
Đấng tạo hóa khẽ cười:
- "Huyền diệu của sinh mệnh là ở đây: không có sống thì không có chết, không có chết thì không có sống".
Trong mình thế lực đang tàn tạ, ngã lòng, dung nhan đẹp đẽ của sen đã bị tróc ra tàn rụng. Trong tuyệt vọng vô cùng, sen đột nhiên phát hiện nhụy hoa nho nhỏ tự thành hình trong nó, hoa sen bắt đầu hiểu rõ lời của Đấng tạo hóa: chỉ có đi qua sự chết, mới có thể trở lại sự sống.
Sau khi cánh hoa cuối cùng theo gió mà đi, sen đã hài lòng, nở một nụ cười mà tạ thế.
Đầu xuân năm nay, trong đầm nước mọc lên vô số là hoa sen mới, mát mẽ không bẩn, tiếp tục đón nhận một mùa phong tao.
(Trích: Truyện đồng thoại dành cho người lớn)
Suy tư
Ai cũng có một thời để yêu, và một thời để ghét; ai cũng có một thời đẹp đẽ và một thời để xấu.
Đẹp và xấu, yêu và ghét là những cụm từ "quái ác" có sức mạnh làm cho các cô gái mười bảy bẽ gãy sừng trâu phải điêu đứng.
Đẹp, yêu là những tỉnh từ hạnh phúc đối với họ. Xấu, ghét là những từ kinh khủng với họ.
Đẹp rồi xấu, trẻ rồi già, đó là quy luật của tạo hoá, nhưng những người Ki-tô hữu thì luôn xác tín rằng: sống chết, đẹp xấu, yêu ghét, giàu nghèo của thế gian chỉ là tạm bợ rồi sẽ có ngày qua đi. Chỉ có những ai tin vào Chúa Giê-su và thực hành lời của Ngài, mới được sự sống đời đời mà thôi.
Trở lại mục lục bài viết

3. HOA BÌM BÌM KHIÊM TỐN

Hoa bìm bìm kể lể với Đấng tạo hóa:
- "Cây Bông Gạo cao to anh tuấn, dung mạo xuất chúng; hoa Dành Dành học vấn uyên thâm, tài cao bá cháy; cây Phượng Hoàng nhiệt tình không chấp vặt, duyên dáng cực đẹp.v.v...những cái ưu điểm ấy con không thể bì nổi".
Hoa bìm bìm rủ mặt xuống, nén giọng thấp, nói: "Sở trường duy nhất của tôi là: tôi rất khiêm tốn".
Suy tư:
Có người luôn ao ước cái này cái nọ nhưng không được; có người suốt đời cứ phân bì mình với anh em chị em mà không bắt tay vào làm cái gì cả.
Thấy cái hay cái tốt của người ta mà thèm.
Nhìn sự giàu có người khác mà ước mơ.
Nhưng cuối cùng ước mơ không thành thì lại tự mình an ủi mình: thôi như thế này cũng được rồi.
Nếu ngay từ đầu mà nói được như thế thì làm được bao nhiêu là việc, vì khi ta chấp nhận cuộc sống hiện tại, là ta đã nỗ lực canh tân tâm hồn ta được một nửa, phần còn lại là bắt tay vào thực hành.
Các thánh nam nữ trên thiên đàng đều làm như thế khi các ngài còn ở dưới thế gian này.
Trở lại mục lục bài viết

4. SAU TIẾNG VỖ TAY

Hoa sen được rất nhiều người sủng ái nên không tránh được vênh vang, nhìn người mà tự đắc.
Không ngờ, có một ngày, mọi người chuyển mắt qua cố ý nhìn cô hoa hồng và chị hoa lan. Vì mình bị coi nhẹ, bị đối xử nhạt nhẽo, cho nên hoa sen nổi giận đùng đùng và hoang mang bất an.
Nó không ngừng tự hỏi:
- "Lẽ nào tôi không trở lại đẹp đẽ sao ? Lẽ nào tôi không trở nên quan trọng sao ? Lẽ nào tôi không có tí gì đáng học tập sao ? Tại sao con nngười ta vô tình hiện thực đến thế ư ?"

Ngày lại ngày, sen để mình lún trong tình cảnh ấy lập đi lập lại không ngừng, nó bắt đầu trở nên nóng lòng sốt ruột, căng thẳng và càng tự ái tự ti hơn.
Đấng tạo hóa thấy sen tự khổ như thế, trong lòng không nỡ, bèn an ủi nói:
- "Một cá nhân không nên sợ bị người ta quên, bởi vì chỉ có cái tôi tìm được sau tiếng vỗ tay, mới thật là cái tôi".
(Trích: Truyện đồng thoại dành cho người lớn)
Suy tư:
Chữ "bi" có nghĩa là buồn, sầu...
Chữ "quan" có nghĩa là nhìn, xem, coi...
Vậy bi quan là nhìn mọi việc, mọi hoàn cảnh, mọi con người bằng cặp mắt kính màu đen của tâm hồn, mọi thứ đều buồn sầu chán nản, thất vọng.
Người Ki-tô hữu không nên bi quan mà nên lạc quan mãi. Anh có thể buồn vì có người thân qua đời, chị có thể khóc vì người yêu phản bội, nhưng không được bi quan.
Bi quan là tự cho mình dở, là bất lực trước hoàn cảnh; lạc quan là yêu đời, là vui tươi, là hạnh phúc, là cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa. Vậy thì tại sao chúng ta lại bi quan chứ?
Bi quan như đám mây đen, làm cho mọi vật buồn rầu ủ rủ; lạc quan như ánh mặt trời chiếu sáng thế gian.
Người Ki-tô hữu là người đi loan báo tin vui của Nước Trời, nên họ không thể nào bi quan được, nhưng luôn lạc quan ngay trong những bi quan của cuộc đời.
Trở lại mục lục bài viết


5. NGƯỜI CHĂN NUÔI

Yêu đàn chiên hoàn toàn không có nghĩa là tỏ ra trong ngày nghỉ cho chúng nó ăn kem cốc.
Điều này tỏ rõ chúng ta thấy lúc nào cũng phải chuẩn bị vì đàn chiên mà hy sinh danh dự, thậm chí hy sinh đến cả tính mạng của mình. Bày tỏ chúng ta đem chính mình hoàn toàn trao cho đàn chiên, tuyệt đối không phải hệ tại luật lệ nào đó hoặc che chắn bịt miệng để chạy trốn, bởi vì đó chính là sự kháng cự hoặc chống lại cách chân chính vì cộng đoàn mà giáo phó bản thân mình.
Đàn chiên -rất nhanh- thì có thể biết được ý người nào thực sự quan tâm đến họ cách sâu sắc: đó là sự rộng mở, lúc nào cũng sẵn sàng lắng nghe... Mục tử nhân lành phải luôn đón tiếp và rộng mở, bởi vì họ quan tâm đến đàn chiên của họ, và tự nguyện vì đàn chiên mà bị tổn hại đến mình.
Đàn chiên có thể phân biệt được người mục tử chân chính quan tâm đến họ, và người mục tử khi gặp khốn khó thì tháo chạy bỏ mặc họ. Khi người cha tình nguyện tử bỏ việc được thăng cấp, thì ông ta cũng không muốn bớt đi thời gian chăm sóc gia đình của họ, con cái có thể nhìn thấy sự hy sinh của bố mẹ dành cho chúng nó.
Con người ta rất dễ dàng cảm nhận được người mục tử là người quan tâm đến toàn thể cộng đoàn, mà không chỉ là quan tâm đến một hai đoàn viên, mà trong đó họ cảm thấy có "thú vị".
Có một vài thầy cô giáo chỉ quan tâm đặc biệt đến một hai học sinh đặc biệt thông minh: họ không năng động đối xử với những học sinh khiêm tốn nhỏ bé, những học sinh khiếm khuyết, những học sinh bị tổn thương, những học sinh bị thất lợi, mà trên thực tế những học sinh này rất cần được họ quan tâm, và đáng được chiếu cố.
Trở lại mục lục bài viết

6. TO NHỎ CỦA TÂM HỒN

Mây nói:
- "Tôi có toàn bộ bầu trời để cho tôi lang thang".
Chim nói:
- "Tôi có toàn bộ núi non, để cho tôi bay lượn".
Chúng nó cùng mở miệng cười nhạo hoa sen chỉ có một nhúm đất sét dưới chân để đứng được mà thôi, thế là sen rầu rĩ ủ ê, không ngớt oán than.
Đấng tạo hóa thấy vậy an ủi nó:
- "Tại sao con không đem bầu trời, đám mây, núi non, chim sẻ mà thu vào trong lòng con?"
- "Lòng của con thu được rất nhiều thứ đó sao?"
- "Thằng bé ngốc"- Đấng tạo hóa cười nói tiếp: "Trên đời chỉ có tâm hồn là có thể lớn và có thể nhỏ. To lớn thì có thể chứa đựng cả trời đất vạn vật trong đó, và cũng có thể nhỏ đến nổi ngay cả cái kim len vào cũng không được!"
(Trích: Truyện đồng thoại dành cho người lớn)
Suy tư:
Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào.
Lòng mẹ rộng lớn bao la, đó là điều tự nhiên ai cũng biết, nhưng rộng lớn bao la này thì chỉ đối với con cái của họ mà thôi, còn đối với những đứa trẻ không phải là con họ, họ có bao la như biển Thái Bình không?
Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình là lẽ tự nhiên trong trời đất, nhưng nếu nói mỗi người chúng ta có một tấm lòng bao la như biển Thái Bình, thì e rằng có người cười chết.
Vậy mà có người có tấm lòng bao la hơn cả biển Thái Bình, cao hơn trời, ngút ngàn cả vũ trụ: đó là Đức Ki-tô.
Nếu chúng ta có tâm hồn yêu thương dung thứ bao la của Đức Ki-tô, thì chúng ta sẽ không còn oán trách, phân bì anh chị em của mình.
Nếu chúng ta có tâm hồn quảng đại khiêm tốn bao la của Đức Ki-tô, chúng ta sẽ đem tất cả cái hay, cái dở của mọi người cất giấu trong tâm hồn và dâng lên cho Thiên Chúa.
Tâm hồn có thể rất to lớn và có thể rất nhỏ bé tí, tất cả đều tùy thuộc vào chúng ta có yêu mến Thiên Chúa nhiều hay ít mà thôi.
Trở lại mục lục bài viết

7. ĐẤT DUNG THÂN

Vịt rừng tự nhận là mình có tài cao "bá cháy", nhưng vì không có người thưởng thức, nên than thở vì trong bụng có đầy tài mà không có dịp để thi thố:
- "Thiên hạ to lớn, không có chỗ để cho tôi đặt chân chăng?"
Đấng tạo hóa nhè nhẹ thở dài:
- "Thiên hạ to lớn, chỗ này không phải nơi để ngươi đặt chân là gì à?"
(Trích: Truyện đồng thoại dành cho người lớn)
Suy tư:
Người kiêu ngạo thì giống như toà nhà cao ốc xây trên cát, nguy hiểm vô cùng, và chẳng có ai muốn ở trong đó bởi vì trước sau nói cũng đổ nhào.
Kiêu ngạo là gì?
Nói nôm na kiểu bình dân là không biết mà phách lối, không học mà đòi dạy người khác...
Tại sao lại có kiêu ngạo?
Cũng nói theo kiểu bình dân là họ học chưa tới nơi tới chốn, họ chỉ mới bước chân đứng nơi thềm cửa nhà đã la lên: "Trong nhà chẳng có chi đáng coi"- họ học chưa tới.
Biết được vài kỷ xảo, học được vài chữ thì đó không phải là biết để kiêu căng, mà người khác nhìn vào cảm thấy thương hại và tội nghiệp cho họ.
Con vịt la to lên: "Trời đất bao la như thế nầy?".
Người kiêu ngạo cũng như thế: ở đâu họ cũng cảm thấy không xứng đáng cho mình đặt chân, vì họ cho mình trổi vượt hơn các anh em chị em khác!
Người kiêu ngạo là người đáng tội nghiệp nhất, bởi vì họ không biết trời cao đất thấp là gì, mà chỉ biết một vài cái tài vặt của mình mà thôi.
Trở lại mục lục bài viết

8. ĐẤT DUNG THÂN

Vịt rừng tự nhận là mình có tài cao "bá cháy", nhưng vì không có người thưởng thức, nên than thở vì trong bụng có đầy tài mà không có dịp để thi thố:
- "Thiên hạ to lớn, không có chỗ để cho tôi đặt chân chăng?"
Đấng tạo hóa nhè nhẹ thở dài:
- "Thiên hạ to lớn, chỗ này không phải nơi để ngươi đặt chân là gì à?"
(Trích: Truyện đồng thoại dành cho người lớn)
Suy tư:
Người kiêu ngạo thì giống như toà nhà cao ốc xây trên cát, nguy hiểm vô cùng, và chẳng có ai muốn ở trong đó bởi vì trước sau nói cũng đổ nhào.
Kiêu ngạo là gì?
Nói nôm na kiểu bình dân là không biết mà phách lối, không học mà đòi dạy người khác...
Tại sao lại có kiêu ngạo?
Cũng nói theo kiểu bình dân là họ học chưa tới nơi tới chốn, họ chỉ mới bước chân đứng nơi thềm cửa nhà đã la lên: "Trong nhà chẳng có chi đáng coi"- họ học chưa tới.
Biết được vài kỷ xảo, học được vài chữ thì đó không phải là biết để kiêu căng, mà người khác nhìn vào cảm thấy thương hại và tội nghiệp cho họ.
Con vịt la to lên: "Trời đất bao la như thế nầy?".
Người kiêu ngạo cũng như thế: ở đâu họ cũng cảm thấy không xứng đáng cho mình đặt chân, vì họ cho mình trổi vượt hơn các anh em chị em khác!
Người kiêu ngạo là người đáng tội nghiệp nhất, bởi vì họ không biết trời cao đất thấp là gì, mà chỉ biết một vài cái tài vặt của mình mà thôi.
Trở lại mục lục bài viết

9. ĐẸP XẤU CỦA HOA SEN.

Mùa hè,
Hoa sen thật tươi đẹp, liếc xéo nhìn mấy cây cỏ nực hôi mùi cỏ, nó không chịu được, vẻ mặt dương dương tự đắc, thế là nó hỏi Đấng tạo hóa:
- Ngài nhìn con thế nào ?"
- Ta chỉ nhìn thấy vẻ xấu xí của con!"
Mùa thu,
Hoa sen đã già khô, héo tàn, vẻ tươi tốt đã cực kỳ tàn tạ, nhè nhẹ than thở tự nói với mình: "Bây giờ tôi vừa già vừa xấu xí".
Đấng tạo hóa nói:
- "Không, Ta cảm thấy con rất đẹp!"
Sen không hiểu bèn hỏi:
- "Tại sao lúc con nở rộ, dáng điệu muôn vẻ, Ngài lại nhìn con xấu xí. Nhưng khi con buồn bã, thế lực đang tàn tạ, thất bại, thì Ngài lại cho rằng con đẹp đẽ?"
Đấng tạo hóa mĩm cười, nói:
- "Bé con, lúc con tự cho rằng mình đẹp đẽ, là lúc Ta nhìn thấy hư vinh và kiêu ngạo của con; và lúc nầy đây, ta nhìn được sự chân thành và thẳng thắn của con!"
(Trích: Truyện đồng thoại dành cho người lớn)
Suy tư:
Mỗi người điều có những quan niệm và suy tư không giống nhau, nếu có giống nhau thì không phải là thế giới của loài người nữa.
Và cách nhìn cũng không hoàn toàn giống nhau.
Cách nhìn đây không phải đứng nhìn một bông hoa rồi nói nó là hoa, cũng chẳng phải đứng nhìn một toà cao ốc, rồi phán một câu nó là nhà cao tầng.
Cách nhìn đây bao gồm cả tri thức, lý luận, suy tư, thẩm mỹ, tâm lý...
Thiên Chúa là Đấng vĩ đại vì Ngài có cách nhìn vĩ đại, bao trùm trong ngoài vạn vật, quá khứ, hiện tại và tương lai.
Các nhà khoa học thì có cách nhìn của nhà khoa học.
Các triết gia thì có cách nhìn rắc rối của triết gia.
Các thánh thì nhìn mọi sự đều tốt đẹp.
Người thế gian thì nhìn mọi vật đều theo cái thích của họ.
Người đời chỉ nhìn vẻ bên ngoài rồi khen và chê.
Nhưng Thiên Chúa thì nhìn cả bên trong lẫn bên ngoài mà không hề khen chê, Ngài chỉ nói: "Điều gì con muốn người ta làm cho mình, thì con hãy làm cho người ta trước" (Mt 7, 12).
Trở lại mục lục bài viết

10. NGUYÊN TẮC CỦA CON ẾCH

Con ếch khinh miệt nói với con thỏ mà không thèm để ý:
- "Anh xem, con trăn dáng bộ ra vẻ vênh vang, nhưng thực ra tài năng của nó là giả dối, loại người ấy, thật tôi nhìn không được".
Nói qua nói lại, tự nhiên có con trăn đi qua trước mặt chúng nó, con ếch vừa thấy, lập tức bỏ mũ hỏi thăm:
- "Anh trăn, anh khoẻ chứ ? Anh vừa thay quần áo mới thật là phù hợp, vừa rất mốt lại vừa đẹp nữa ạ!"
(Trích: Truyện đồng thoại dành cho người lớn)
Suy tư:
Mỗi quốc gia đều có luật lệ riêng.
Mỗi dân tộc đều có phong tục tập quán riêng.
Mỗi gia đình có gia phong riêng.
Mỗi cá nhân có cách sống không giống nhau.
Chúng ta gọi đó là nguyên tắc.
- Nguyên tắc sống của người thông minh là dành nhiều thời gian để học hành, đọc sách, nghiên cứu.
- Nguyên tắc làm việc của người buôn bán là: khách hàng + lợi nhuận = làm giàu.
Ai cũng có nguyên tắc của mình, nhưng người quân tử thì khác tiểu nhân, nguyên tắc của người quân tử là mực thước, nguyên tắc của tiểu nhân là nịnh.
Chúng ta -những người Ki-tô hữu- có nguyên tắc riêng mà người đời nghe qua đều ngạc nhiên, thấy qua là giật mình, nguyên tắc đó là: "Có thì nói có, không thì nói không" (Mt 5, 37), và "ai tát má bên phải, thì giơ cả má bên trái ra nữa..." (Mt 5, 39).
Đúng là một nguyên tắc mà ai thấy cũng phải thán phục, đố các bạn biết tại sao ?
Thưa, bởi vì Chúa Giê-su đã giảng và đã thực hành nguyên tắc ấy.
Trở lại mục lục bài viết

Lm. Giuse Maria Nguyễn Nhân Tài, csjb.
Sưu Tập